Nước tinh khiết là thuật ngữ chỉ loại nước uống rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, khi nhắc đến nước tinh khiết, nước khoáng và nước cất thì vẫn còn không ít nhầm lẫn về tính chất, đặc điểm của chúng. Chính vì thế, Kangen.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của rất nhiều khách hàng về 3 loại nước này. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay thôi.

Nước tinh khiết là gì?

Bản chất của nước nói chung được định nghĩa cấu tạo bởi 2 thành phần theo tên gọi hoá học là oxy và hydro. Và đây cũng chính là định nghĩa về nước tinh khiết. Sự tinh khiết của loại nước này được thể hiện qua việc chỉ chứa 2 thành phần nguyên thuỷ nhất của nước và hoàn toàn không có các loại tạp chất nào khác.

Nước tinh khiết là gì?

Nước tinh khiết là gì?

Do những tác động từ môi trường như không khí, đất,… nước tinh khiết hầu như không tồn tại trong thiên nhiên mà cần phải có sự tác động của các loại công nghệ lọc nước. Ngay cả khi chúng ta đun sôi nước ở điều kiện chuẩn thì điều này cũng chỉ gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như các loại ký sinh trùng trong nước. Còn với các loại tạp chất thì hoàn toàn không thể xử lý bằng nhiệt độ mà cần có các kỹ thuật cao cấp hơn để thực hiện chúng.

Nước tinh khiết có tốt cho sức khoẻ không?

Có thể nói nước tinh khiết mang đến sự an toàn cho người dùng hơn là tốt cho sức khỏe. Bởi vì, nước tinh khiết là nguồn nước không lẫn tạp chất mang nên sẽ an toàn cho sức khoẻ tuy nhiên đây cũng là nhược điểm của loại nước này. Vì thế, chúng ta thường có nhiều nhầm lẫn khi nhắc đến nước tinh khiết.

Nước tinh khiết mang đến sự an toàn cho sức khỏe

Nước tinh khiết mang đến sự an toàn cho sức khỏe

Không phải bất kì tạp chất nào có trong nước cũng gây hại cho sức khỏe, điển hình là các khoáng chất như magie, canxi, các loại vi lượng,… mang đến nhiều tác dụng hiệu quả cho cơ thể khi sử dụng. Việc bổ sung các khoáng chất này thông qua nguồn nước uống hàng ngày chính là những phương pháp tối ưu nhất được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như giới y khoa khuyên dùng.

Làm thế nào để tạo ra nước tinh khiết?

Thông thường nước tinh khiết sẽ được tạo ra từ các hệ thống lọc nước công nghiệp hoặc gia đình. Hệ thống này hoạt động dựa trên các vật liệu như đá, sỏi, than hoạt tính cùng công nghệ thẩm thấu ngược RO để loại bỏ tạp chất. Một số loại bình lọc nước thủ công chỉ sử dụng các lớp vật chất để lọc sạch các tạp chất nhưng phương pháp này chỉ thực hiện được một phần nào đó.

Công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược giúp loại bỏ tạp chất trong nước

Công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược giúp loại bỏ tạp chất trong nước

Vì vậy sự ra đời của công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO đã mang đến giải pháp lọc nước tối ưu nhất cho các gia đình có nhu cầu sử dụng nước tinh khiết trong sinh hoạt. Hầu hết nguồn nước được lọc theo cách này đều có thể sử dụng trực tiếp mà không cần đun sôi trở lại giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cho người dùng

Nước khoáng là gì?

Như tên gọi của nước khoáng thì đây chính là nguồn nước uống có chứa các loại khoáng chất tốt cho cơ thể và có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trước đây, nước khoáng được phát hiện tại các khe suối bên trong khu rừng, nhờ dòng chảy qua các mỏm đá cũng như len lỏi qua các lớp vật chất từ thượng nguồn. Chính nhờ hành trình của dòng chảy này đã mang đến lượng khoáng chất dồi dào cho nguồn nước.

Nước khoáng là gì?

Nước khoáng là gì?

Nước khoáng được khai thác trực tiếp từ các mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất qua các tầng địa chất ở độ sâu khoảng 400 mét. Hiện nay, quốc gia có nguồn nước khoáng tự nhiên lớn nhất thế giới đó chính là Nhật Bản. Các loại vật chất được tạo ra từ dung nham của núi lửa hoạt động đã mang đến nhiều khoáng chất quý báu cho mạch nước ngầm. Một số thương hiệu nước khoáng nổi tiếng được nhiều người tin dùng như Evian, Fuji, Perrier, Lavie,…

Nước khoáng được tạo ra như thế nào?

Nước khoáng là nước có chứa các thành phần canxi cacbonat, magie sunfat, kali và natri sunfat cao. Và khi những thành phần này đạt đến tỷ lệ nhất định thì loại nước này mới được công nhận là nước khoáng tinh khiết. Thông thường, tỷ lệ chất khoáng có trong nước khoáng tự nhiên sẽ có hàm lượng nhiều hơn nước khoáng nhân tạo vì thế giá bán của nước khoáng tự nhiên thường có giá cao hơn.

Nhà máy khai thác nước khoáng và đóng chai tại nguồn

Nhà máy khai thác nước khoáng và đóng chai tại nguồn

Nước khoáng được khai thác trực tiếp tại các mạch nước ngầm sâu trong lòng đất và thông thường các nhà máy sản xuất nước khoáng cũng được đặt tại các vị trí ở khu vực khai thác. Điều này giúp đảm bảo chất lượng nước khoáng ở mức nguyên thuỷ nhất. Các nhà máy sẽ sử dụng hệ thống khoan sâu cũng các ống dẫn vô trùng để thu thập nước từ các mạch nước và đóng chai ngay khi khai thác.

Nước cất là gì?

Về cơ bản nước cất có cấu tạo tương tự như nước tinh khiết nhưng phương pháp cũng như ứng dụng để tạo ra loại nước này thì hoàn toàn khác. Nước cất được tạo ra dựa trên nguyên lý chưng cất để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất ra khỏi nước hoàn toàn để mang đến sự vô trùng. Và quá trình này được thực hiện theo quy trình khép kín và đòi hỏi đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Nước cất là gì?

Nước cất là gì?

Do độ tinh khiết của nước cất gần như là tuyệt đối nên thông thường loại nước này sẽ được sử dụng trong y học để pha chế thuốc tiêm, hoà tan biết dược, khử trùng dụng cụ y tế,… Ngoài ra, nước cất còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp như đổ vào bình ắc quy, sản xuất các loại mạch điện tử hoặc khi cần có độ chính xác cao trong quá trình xử lý cơ khí.

Có nên uống nước cất không?

Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc và thường xuyên nhầm lẫn. Mặc dù chưa có chứng minh khoa học nào cho rằng uống nước cất có lợi hay có hại cho sức khoẻ nhưng hầu hết chỉ có những trường hợp đặc biệt như trong quá trình điều trị bệnh mới sử dụng loại nước này như nước uống hàng ngày. Đối với những bệnh nhân cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối thì việc sử dụng nước cất sẽ giúp tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng khi điều trị.

Uống nước cất thường xuyên trong sinh hoạt, nên hay không nên?

Uống nước cất thường xuyên trong sinh hoạt, nên hay không nên?

Nước cất loại bỏ hoàn toàn tạp chất cũng như khoáng chất có trong nước nên nồng độ pH trong loại nước này thường thấp hơn so với nước thông thường vì thế nước cất có vị chua nhẹ. Nếu sử dụng nước cất hàng ngày thay thế nước lọc thì không chỉ có giá thành cao hơn mà do có độ tinh khiết cao nên sẽ không bổ sung được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Phân biệt nước khoáng, nước cất và nước tinh khiết

Mặc dù nước khoáng, nước cất và nước tinh khiết không còn là những cái tên xa lạ đối với mọi người nhưng vẫn còn rất nhiều nhầm lẫn giữa các khái niệm này. Nếu chỉ đánh giá bằng mắt thì hầu như không thể phân biệt được 3 loại nước này bởi vì chúng đều không màu. Vì thế, Kangen.vn đã tổng hợp các thông tin phân biệt nước khoáng, nước cất và nước tinh khiết trong phần này để bạn đọc có thể áp dụng khi cần thiết.

Đặc điểm về hương vị

  • Nước tinh khiết: có vị thanh, ngọt tự nhiên của nước do không có các tạp chất cũng như bụi bẩn sau khi trải qua quá trình lọc thẩm thấu ngược. Đặc biệt là không có mùi hôi của Clo. Đây là điểm khác biệt lớn giữa nước tinh khiết và nước máy đun sôi. Dư lượng hóa học trong quá trình xử lý nước từ nhà máy khiến cho nước có mùi hôi và không thể loại bỏ khi dùng phương pháp đun sôi thông thường.

Nước tinh khiết có vị thanh, ngọt tự nhiên

Nước tinh khiết có vị thanh, ngọt tự nhiên

  • Nước khoáng: Do có chứa các khoáng chất tự nhiên nên nước khoáng thường có vị lợ và điều này cũng khiến cho nhiều người e ngại khi sử dụng. Vì thế, các hãng sản xuất nước khoáng trên thế giới đã nghiên cứu và ra mắt dòng nước khoáng có ga nhằm giảm vị lợ của nước cũng như kích thích người dùng sử dụng nước khoáng thường xuyên hơn.

Nước khoáng có vị lợ do chứa hàm lượng khoáng chất cao

Nước khoáng có vị lợ do chứa hàm lượng khoáng chất cao

  • Nước cất: Việc uống nước cất hầu như không xảy ra trong thực tế nên phân biệt nước cất cũng gặp nhiều khó khăn về phương diện hương vị. Theo nghiên cứu của các chuyên gia công nghệ sinh học thì nước cất sẽ có vị hơi chua do nồng độ pH trong nước này thấp hơn mức pH cân bằng.

Nước cất được sử dụng cho các hoạt động y khoa hoặc lĩnh vực công nghiệp

Nước cất được sử dụng cho các hoạt động y khoa hoặc lĩnh vực công nghiệp

Đặc điểm về công dụng

Phân biệt nước khoáng, nước cất và nước tinh khiết theo công dụng

  • Nước tinh khiết: Sử dụng như nước uống hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ thay vì sử dụng nước máy đun sôi để nguội. Nước tinh khiết được sử dụng để uống hoặc nấu ăn hàng ngày trong gia đình. Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng hoặc sử dụng máy lọc nước theo công nghệ thẩm thấu ngược RO nối trực tiếp với nguồn nước của gia đình.
  • Nước khoáng: Người tiêu dùng có thể sử dụng nước khoáng để thay thế cho nước tinh khiết hoặc nước máy đun sôi để uống hoặc nấu ăn. Không chỉ mang lại nguồn khoáng chất tự nhiên cho cơ thể mà nước khoáng còn giúp tăng hương vị của các món ăn khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, giá thành của nước khoáng khá cao so với nước thông thường.
  • Nước cất: Loại nước này được sử dụng dành riêng trong y học hoặc trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu uống nước cất trong thời gian dài sẽ có thể gây ảnh hưởng do cấu tạo phân tử của nước cất có kích thước lớn nên cơ thể khó hấp thu hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nước tinh khiết là gì cũng như những đặc điểm có thể áp dụng để phân biệt nước cất, nước khoáng và nước tinh khiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.